Các chất có hại trong mỹ phẩm mà người mua cần biết

 

Các chất có hại trong mỹ phẩm mà người mua cần biết

 

Share tiếp cho mọi người các chất không tốt cho da, tóc trong mỹ phẩm. Khi mua mỹ phẩm, xem trong thành phần và quyết định nhé:

 

 

1. Mineral oil [cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin oil/ cera microcristallina]

Mineral oil là khoáng dầu, được làm từ dầu hỏa thô (đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và từ đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu), chất này có tác dụng làm mềm da.

Tác hại: Ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

 

2. Paraben[methyparaben/propylparaben/butylparaben/ethylparaben/isobutylparaben/propyl parahydroxybenzoate]

Paraben là biến thể của dầu hỏa, trong các sản phẩm mỹ phẩm được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn (mã là E214, E219 trong nghành thực phẩm] để ngăn ngừa sự oxy hoá của sản phẩm.

Tác hại: Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ có thể làm rối loạn  cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da (dermatitis). Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh (menopause) và cả chứng loãng xương (osteoporosis). Propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam. Methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời . Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.

 

3. Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS.

Là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ.

Tác hại: Gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.

 

Loại chất hoạt hóa bề mặt này được tìm thấy trong hơn 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân. SLS gây kích ứng da, phổi và mắt. Nó có khả năng tương tác với các hóa chất khác để tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư và hàng loạt các vấn đề khác như tổn thương thận và đường hô hấp. SLS có thể được tìm thấy trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara và kem trị mụn trứng cá.

 

 

4. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol

Là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh.

Tác hại: Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá PG là một hoá chất rất độc hại. Khi sử dụng các sản phẩm PG chúng ta cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu huỷ bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Do PG có thể thấm vào da rất nhanh chóng, EPA khuyến cáo không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.

 

5. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine) / TEA (Triethanolamine)

Là các chất phụ gia, DEA và MEA là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), DEA có mặt trong thành phần của một vài loại thuốc trừ sâu, TEA được dùng trong rất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer…)

Tác hại: gia gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

 

6. Phenoxyethanol

Là một loại chất bảo quản

Tác hại: Chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

 

7. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)

Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc.

Tác hại: Các họ hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Ở Anh, Mỹ, Canada và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.

 

8. Avobenzone, Benzophenone, PABA

Đây là các loại hoá phẩm chống nắng.

Tác hại: Được biết đến như nguồn sản sinh ra các gốc tự do, đồng thời người ta tin rằng chúng còn gây ra ung thư hoặc phá hoại DNA di truyền.

 

9. Triclosan

Đây là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam.

Tác hại: EPA xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại “siêu côn trùng” kháng thuốc nguy hiểm.

 

10. DMDM Hydantoin / Ure Imidazolidinyl

Là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon.

Tác hại: Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, phản ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.

 

11. Dioxin

Là loại hoá chất bị cấm trong mọi loại sản phẩm. Dioxin thường chứa các chất chống khuẩn như triclosan, chất nhũ hoá….

Tác hại: Dioxin gây ra các bệnh nguy hiểm ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, vô sinh và dị dạng ở thai nhi. Nó nguy hại tới mức, chỉ cần một phần nghìn tỷ của giọt dioxin cũng có thể gây ra sự phá hủy hormone nếu ta bơi trong một hồ bơi lớn gấp 300 lần tiêu chuẩn Olympic. Cơ thể chúng ta hoàn toàn không có khả năng chống lại tác động của dioxin. Một ví dụ rõ ràng nhất là tổng thống Yushchenko của Ukraina, ông bị đầu độc bằng dioxin và kết quả là ông đã trông già hẳn đi chỉ sau vài đêm.

 

12. Benzoyl Peroxide

Là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn.

Tác hại: Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá: “Tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.”

 

13. Quaternium-15

Chất bảo quản.

Tác hại: Trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể bị viêm da nếu da nhạy cảm.

 

14. Hydroquinone 

Được sử dụng như thành phần làm trắng da, hoạt động hiệu quả nhờ cơ chế tẩynhanh các tế bào hắc sắc tố khỏ bề mặt da.

Táchại:  gây đỏ da, ngứa vùng mặt, mụn mọc nhiều hơn, da nhờn sẽ nhờn hơn, datrở nên mỏng và căng, nổi hạt đỏ li ti sần khắp hết mặt… Thời gian sau bắt đầunổi mụn, da trở nên bóng nhờn, sạm lại.

 

15. Chì

Một số mỹ phẩm cũng có thể chứa chì, loại hóa chất gây ra hàng loạt tác hại cho cơ thể. Tiếp xúc lâu dài với chì có thể dẫn đến ung thư, gây tổn hại trong quá trình mang thai cũng như dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau đầu và khó chịu. Nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em.

 

16. Màu tổng hợp

Màu tổng hợp cũng hại sức khỏe, có thể gây kích ứng và dị ứng ở da. Không nên sử dụng thường xuyên bất cứ loại mỹ phẩm chứa màu tổng hợp nào.

 

17. Hương liệu tổng hợp

 

Thường được ghi trong danh sách thành phần là  parfume hoặc fragrance

 

Mục đích/ Sử dụng: Kết hợp các thành phần hóa học dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm 

Tác hại: Có thể gây ra hiện tượng dị ứng, đau đầu, choáng váng, phát ban (đặc biệt là trẻ nhỏ), khó thở và có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản 

Các sản phẩm có chứa: sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cơ thể, nước hoa.

( Hương liệu là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, nên một số sản phẩm có hương liệu tự nhiên vẫn ghi là fragrance )

Các sản phẩm có mùi hương thơm nồng, hắc thường chứa hương liệu hóa học cao.

18- THỦY NGÂN CON DAO 2 LƯỠI TRONG MỸ PHẨM

Tác hại chính của thủy ngân vô cơ có trong xà phòng và kem làm trắng da là tổn thương thận.

Thủy ngân là một thành phần thường gặp trong xà phòng và kem làm trắng da. Nó cũng có trong các mỹ phẩm khác, như sản phẩm tẩy trang mắt và mascara. Xà phòng và kem làm trắng da thường được sử dụng ở một số nước châu Phi và châu Á, cũng như được người da màu sống tại châu Âu và Bắc Mỹ ưa chuộng. Các muối thủy ngân ức chế sự hình thành melanin, giúp cho màu da trở nên sáng hơn.

Thủy ngân trong mỹ phẩm tồn tại ở hai dạng: vô cơ và hữu cơ. Thủy ngân vô cơ (ví dụ như ammoniac thủy ngân) có trong xà phòng và kem làm trắng da. Các hợp chất thủy ngân hữu cơ như thiomersal (ethyl thủy ngân) và muối phenyl thủy ngân được sử dụng như chất bảo quản mỹ phẩm trong sản phẩm tẩy trang mắt và mascara.
Sử dụng, sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm có chứa thủy ngân trên thế giới

Tỷ lệ phụ nữ sử dụng thường xuyên các sản phẩm làm trắng da ở Mali, Nigeria, Senegal, Nam Phi và Togo tương ứng là 25%, 77%, 27%, 35% và 59%. Trong năm 2004, gần 40% phụ nữ được khảo sát ở Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc cho biết có sử dụng các sản phẩm làm trắng da. Tại Ấn Độ, 61% sản phẩm chăm sóc da trên thị trường là các sản phẩm làm trắng da.

Sản phẩm làm trắng da được sản xuất ở nhiều nước. Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã phát hiện được sản phẩm có chứa thủy ngân sản xuất tại Trung Quốc, Cộng hòa Dominica, Li băng, Mêhicô, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Hoa Kỳ. Những sản phẩm làm trắng da có chứa thủy ngân cũng được rao bán trên Internet.

Một cuộc khảo sát năm 2011 do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân của Đức tài trợ, đã lưu ý rằng nhiều người Brazil, Kyrgyzstan, Mêhicô và Liên bang Nga tin rằng rất dễ kiếm các sản phẩm làm trắng da có chứa thủy ngân.

Một số nhà sản xuất không còn sử dụng thủy ngân làm chất bảo quản trong mascara và sản phẩm tẩy trang mắt, do áp lực từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu hết các nước vẫn cho phép bán các sản phẩm trang điểm có chứa hợp chất thủy ngân.

Sản phẩm, bao bì và các thành phần
Các sản phẩm làm trắng da có ở nhiều dạng khác nhau, kể cả xà phòng và kem. Xà phòng thường được bán dưới dạng “xà phòng sát trùng”, được cho là để giúp làn da khô thoáng suốt đêm. Phụ nữ sử dụng xà phòng để gội đầu, rửa tay, rửa mặt hoặc tắm. Đã có báo cáo về một số phụ nữ sử dụng các sản phẩm loại làm trắng da này tới 20 năm.

Xà phòng thường được đóng gói dạng bánh và bán lẻ. Các loại kem thường được đóng gói dạng tuýp hoặc lọ. Xà phòng có chứa xấp xỉ 1-3% iodid thủy ngân và kem chứa 1-10% amoni thủy ngân. Một số sản phẩm xà phòng khi xét nghiệm có chứa thủy ngân với nồng độ lên đến 31 mg/kg, trong khi kem có nồng độ thủy ngân cao tới 33.000 mg/kg. Các sản phẩm có nồng độ thủy ngân rất cao có màu xám hoặc màu kem.

Hàm lượng hoặc nồng độ thủy ngân trong một sản phẩm có thể được thông báo trên bao bì hoặc liệt kê trong danh mục các thành phần, dưới tên là thủy ngân, Hg, iodid thủy ngân, clorua thủy ngân, ammoniac thủy ngân, clorua amid thủy ngân, quicksilver, cinnabaris (sunfua thủy ngân), hydrargyri oxydum rubrum (oxit thủy ngân)…; hướng dẫn sử dụng ghi rằng tránh tiếp xúc với bạc, vàng, cao su, nhôm và đồ trang sức… cũng có thể chỉ ra sự hiện diện của thủy ngân trong sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty bán những sản phẩm có chứa thủy ngân thường không liệt kê thành phần thủy ngân.

Tác động của thủy ngân đối với sức khỏe và cách đánh giá phơi nhiễm

Tác hại chính của thủy ngân vô cơ có trong xà phòng và kem làm trắng da là tổn thương thận. Thủy ngân trong các sản phẩm làm trắng da cũng có thể gây phát ban, mất màu da và sẹo, cũng như làm giảm sức đề kháng của da với vi khuẩn và nấm. Các tác dụng khác bao gồm gây lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần và bệnh thần kinh ngoại biên.

Y văn cũng đã nêu các trường hợp cụ thể bị các tác hại với sức khỏe nói trên sau khi phơi nhiễm thủy ngân từ kem và xà phòng làm trắng da. Ví dụ như trường hợp một phụ nữ Trung Quốc 34 tuổi bị hội chứng thận hư (đặc trưng bởi nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao). Nồng độ thủy ngân trong máu cô ta trở về bình thường sau 1 tháng và nồng độ thủy ngân trong nước tiểu về mức bình thường 9 tháng sau khi ngừng sử dụng kem làm trắng da. Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ cao mắc hội chứng thận hư ở những phụ nữ châu Phi có sử dụng các loại kem làm trắng da chứa clorua ammoniac thủy ngân trong thời gian kéo dài từ một tháng đến ba năm. Hơn 3/4 số phụ nữ ngừng sử dụng kem đã thuyên giảm.

Thủy ngân có trong xà phòng, kem và các mỹ phẩm khác sau khi xâm nhập vào cơ thể, được đào thải qua nước tiểu, từ đó thủy ngân xâm nhập vào môi trường, được methyl hóa và đi vào chuỗi thực phẩm dưới dạng methyl thuỷ ngân có độc tính cao trong cá. Phụ nữ mang thai ăn phải cá có chứa methyl thuỷ ngân, vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành thủy ngân rồi theo máu tới thai nhi, có thể dẫn đến khiếm khuyết phát triển thần kinh ở trẻ em.

Có thể định lượng phơi nhiễm thủy ngân vô cơ bằng cách đo lượng thủy ngân trong máu và nước tiểu.

Các qui định pháp luật
Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia châu Phi đã cấm bán các loại kem và xà phòng có chứa thủy ngân.

Hướng dẫn của Liên minh châu Âu quy định cụ thể rằng không được phép dùng thành phần thủy ngân và các hợp chất thủy ngân trong mỹ phẩm (bao gồm cả xà phòng, lotion, dầu gội và sản phẩm tẩy trắng da). Tuy nhiên, Liên minh châu Âu cho phép sử dụng muối phenyl thủy ngân làm chất bảo quản mỹ phẩm trang điểm mắt và sản phẩm tẩy trang mắt, với nồng độ ≤0,007% tính theo trọng lượng.

Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng các hợp chất thủy ngân trong mỹ phẩm trang điểm mắt ở nồng độ ≤65 mg/kg ở dạng thủy ngân (khoảng 100 mg/kg ở dạng acetat phenyl hoặc nitrat thủy ngân). Tất cả các mỹ phẩm khác có chứa thủy ngân ở nồng độ thấp hơn 1 mg/kg.

Hướng dẫn dự thảo của Bộ Y tế Canada về các tạp chất kim loại nặng trong mỹ phẩm quy định cụ thể giới hạn của thủy ngân là 3 mg/kg, như là một tạp chất trong mỹ phẩm.

Philippines đã cấm các sản phẩm làm trắng da có nồng độ thủy ngân vượt quá giới hạn quy định của quốc gia năm 2011 là 1 mg/kg.

Kết luận
Các sản phẩm làm trắng da có chứa thủy ngân rất có hại cho sức khỏe và đã bị cấm buôn bán, sử dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy các sản phẩm này vẫn đang được bán sẵn cho người tiêu dùng và được quảng cáo trên Internet. Do đó, cần tăng cường nâng cao nhận thức cho nguời dân về các loại sản phẩm và mỹ phẩm có chứa thủy ngân, cũng như nguy cơ phơi nhiễm thủy ngân. Bên cạnh đó, cần cung cấp cho người dân thông tin về những sản phẩm thay thế, vì sản phẩm làm trắng da không chứa thủy ngân nhưng lại có thể chứa các chất nguy hại khác.

 

19- Coticoid

 

Hiện nay trên thị trường làm đẹp có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp được đánh bóng bởi tác dụng làm đẹp tuyệt vời, bởi mẫu  mã sang trọng hào nhoáng, khi dùng thấy quả là rất đẹp, nhanh đẹp nhưng một thời gian sau đó sẽ diễn tiến những triệu chứng nhạy cảm như nổi mẩn đỏ li ti, hay ngứa trên da… Đó là những dấu hiệu củ corticoid đang tấn công bạn và đang biến bạn thành nô lệ… Hãy khôn ngoan hơn trong chọn lựa làm đẹp!

 

Sản phẩm chứa corticoid làm đẹp nhanh như bong bóng được thổi phình to.. nhưng kết quả sẽ là vỡ tan một cách chắc chắn và người dùng phải lãnh hậu quả độc hại vô cùng không thể lường trước được!

 

Cách nào để nhận biết sớm đó là mỹ phẩm chứa corticoid:

 

* Da láng mịn rất nhanh, căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng. Thực chất là không có một quá trình tự nhiên nào có thể sửa chữa những hư hại da hay cơ thể nhanh đến vậy.

* Tiếp theo là mụn cám biến mất nhanh sau vài ngày sử dụng. Thông thường các phương pháp trị mụn chính quy trị mun đạt kết quả ban đầu cần đến ít nhất vài tuần.

* Sau đó là da trắng nhanh rõ rệt khiến nhiều người rất thích. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là một sản phẩm tốt.

* Da căng mọng rất đẹp, tay sờ vào da nghe cảm giác da mềm và mọng nước, đây là dấu hiệu da ngậm nước vì corticoid gây giữ nước trong mô da.

* Những vùng da nám mờ nhanh sau vài ngày đến 1 tuần do tình trạng ngậm ngước che khuất màu của sắc tố nằm bên dưới.

* Những nếp nhăn li ti trên da biến mất, những nếp nhăn sâu trước đó trở nên mờ nhạt rất nhaanh sau 7 – 10 ngày dùng. HIện tượng này do sự ngậm nước của da mang lại.

* Thậm chí dùng mỹ phẩm loại này thấy các dấu hiệu hay bị dị ứng trước đây biến mất, vì corticoid là thuốc chống viêm, chống dị ứng rất mạnh.

* Đó là mỹ phẩm được quảng cáo là vừa trị nám, vừa trị mụn, vừa chống nhăn vừa làm trắng da, mang lại một làn da trắng không tì vết và như da em bé. Thực tế là không thế có hoạt chất trị liệu làm đẹp nào có thể xử lý các vấn đề trên cùng một lúc.

* Nếu là mỹ phẩm bôi toàn thân thì toàn thân trắng xanh bất thường chênh lệch màu da với vùng không bôi tới hết, cũng như chênh lệch màu da với những vùng tiếp giáp mặt lưng mặt lòng bàn tay và bàn chân.

 

Thử nghiệm xác định mỹ phẩm chứa corticoid:

 

Thử ngưng dùng mỹ phẩm ấy đột ngột trong vòng vài ngày đén 1 tuần, thấy da sần sùi, khô nhăn, đen xạm lại, xuất hiện ngứa da, đỏ da và những nốt đỏ nhỏ li ti gọi là sẩn. Vùng nào bôi nhiều và ký mỹ phẩm ấy thì vùng đó các triệu chứng trên xuất hiện càng nặng. Sau đó bôi lại sản phẩm này thì da lại căng trắng mịn màng, các dấu hiệu vừa kể mất đi rất nhanh.

* Lấy một ít sản phẩm nôi vào vùng da bất kỳ đang bị chàm (da dày cứng lên sần sùi rất ngứa, khi gãi mạnh thì da tróc vảy và rướm dịch vàng hoặc chảy máu). Hôm sau thấy vùng da chàm ấy da lành rất nhanh, hết ngứa, hét dày sần sùi, da trơn láng trong vòng 1 ngày sau khi bôi. Sau đó 2 – 3 ngày không bôi tiếp sản phẩm vào vùng chàm ấy nữa, da vùng này mắt đầu ngứa lại  và dày lên càng mạnh và càng lan rộng hơn trước khi bôi. Các dấu hiệu cho thấy chắc chắn trong mỹ phẩm thử nghiệm có chứa corticoid.

 

 

CÁC CƠ SỞ KINH DOANH BẤT CHÍNH – NHIỀU THÀNH PHẦN KHÔNG IN LÊN VỎ HỘP, RUỘT KHÁC, VỎ KHÁC. NÊN CẦN PHẢI KỸ LƯỠNG  TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM

 

++++ Để biết chắc sản phẩm này tốt hay hãy tìm hiểu về nguồn gốc nơi sản xuất ra mỹ phẩm đó: nếu sản phẩm chất lượng nhà máy phải đạt chuaẩn GMP, iso 22716 >>> Các nhà máy không đạt chuẩn này thì không thể sản xem công ty xuất ra mỹ phẩm chất lượng được

 

Hãy xem công ty kinh doanh có Công Khai nhà máy sản xuất mỹ phẩm của họ hay không, hình ảnh chụp về nhà máy có thật hay không, hình chụp có bao quát được toàn cảnh hay không, hay chỉ chụp ảo, có giấy chứng nhận nhà máy đạt chuẩn GMP, iso 22716 không.

 

 

Sự thật kinh hoàng sau các “lò” sản xuất mỹ phẩm: Kem độc – chỉ làm để bán, không dùng

Để học được “bí kíp” làm mỹ phẩm “tà đạo” trong vài giờ, chúng tôi đã phải đóng 10 triệu đồng. Sự thật kinh hoàng về loại kem siêu trắng thần tốc này bắt đầu hé lộ.


Đào đang đánh cho hỗn hợp kem nhuyễn mịn

“Bí kíp tà đạo” 10 triệu đồng

Trước khi học, ông Bá cho biết, kem trắng da có hai dòng là kem dầu và kem nước, đồng thời cũng có hai dòng là “chính đạo” và “tà đạo”. “Chính đạo” ít nhất bốn tuần mới trắng lên, còn “tà đạo” thì bốn – năm ngày đã trắng bóc. Bởi dòng “tà đạo” dùng chất cấm có tác động cực mạnh. Ngoài chợ có bán mấy hũ kem nhỏ bôi vài ngày đã trắng là loại này. Ở Cần Thơ họ dùng nhiều lắm. Mà em có biết kem M.T. đang bán ở thị trường không? Anh bán chất “tà đạo” mấy trăm triệu đồng/tháng cho họ sản xuất đó”, ông Bá ra vẻ bí mật.

Đóng xong 10 triệu đồng, ông Bá đưa chúng tôi hai tờ giấy là công thức “kem trắng da BL 07” làm trắng da trong bốn ngày. Nội dung có tên 33 hóa chất và hướng dẫn cụ thể cách pha chế để tạo ra một sản phẩm trắng da siêu tốc. Dù ông Bá luôn nói “làm người phải có đạo đức, người dạy cần cái tâm”, nhưng chính ông lại khuyên chúng tôi nên học pha chế mỹ phẩm (MP) theo trường phái “tà đạo”. Ông huyên thuyên: “Muốn đấu đá trên thị trường, muốn trình diễn, muốn có lời thì nên dùng “tà đạo”, nhưng chỉ cho khách dùng 10 ngày đổ lại, đừng xài nhiều hơn da mặt sẽ mòn, hoặc teo da…”.

Sau một hồi nghe lý thuyết, chúng tôi được tiếp cận phòng học chế biến MP như một phòng thí nghiệm hóa học, có đầy đủ chai lọ thủy tinh và hàng ngàn loại hóa chất đựng trong các hũ nhựa. Ông Bá tư vấn: “Nếu em không có tiền mua máy đánh hóa chất, máy khuấy, cân điện tử đo hàm lượng hóa chất… thì dùng đồ nhà bếp, máy đánh trứng, nhưng phải loại mới. Đừng có lấy nồi nấu canh, kho cá là anh không đảm bảo”.

Hai nhân viên của ông Bá là Đào (24 tuổi, ở An Giang) và Như (23 tuổi, Phú Yên) đảm nhiệm việc dạy cách pha chế MP dỏm cho chúng tôi. Theo lời giới thiệu, cả Đào và Như đều học khoa sinh của một trường đại học tư, mới ra trường được một – hai năm. Khi tôi hỏi: “Học ngành sinh sao em giỏi hóa vậy?” – “Sinh hóa cũng như nhau, đều làm thí nghiệm” – Đào trả lời. Trước khi dạy, Đào và Như mang đến hai khẩu trang y tế kín mít. Thấy tôi lỡ đụng vào hóa chất, Đào khuyên: “Anh đi rửa tay đi, không thì rát tay lắm”. Đào cho biết: “Kem trắng da BL 07” được tạo thành từ hợp chất có 33 chất hóa học cùng với hương liệu và đặc biệt là chất BL – một ký hiệu ông Bá ám chỉ chất corticoid. Đào cho biết: “Tất cả các chất có trong công thức này là bình thường, ngoại trừ chất BL (một dạng bột mịn màu trắng) là corticoid, cũng là thành phần quan trọng nhất, đây là chất “tà đạo”, không có nó không trắng siêu tốc được. Nếu dùng kem trắng da bình thường phải mất cả tháng”.

Phòng học có đủ loại máy móc như máy đánh hóa chất, giữ ẩm MP… nhưng khi học thì chúng tôi chỉ được hướng dẫn bằng một chiếc nồi cùng với một bếp từ và vài lọ thủy tinh đơn giản. “Tùy số lượng mà mua nồi inox to hơn, còn em ở đây làm thí nghiệm cho anh chị thấy nên dùng nồi nhỏ”. Chuẩn bị cho công đoạn pha chế, Đào cân lần lượt 16 chất hóa học (gồm petroleum jelly – dưỡng da, tạo đặc cho kem, Parafin – làm mềm da, Magie Stearate – tăng độ đặc, Talc – tạo cảm giác phấn trên da…) cho vào một cốc thủy tinh. Lọ hóa chất vừa cân xong được đặt cách thủy trong một cái nồi inox trên bếp từ, đun sôi 80 độ C thì đem ra đánh cho kem mịn. Đào nói: “Nếu ở nhà không có máy đánh hóa chất thì dùng máy đánh trứng thay thế…”.



Đào đang lấy các lọ hóa chất chuẩn bị dạy “học trò”



Đào đang in công thức dạy pha chế mỹ phẩm “Kem trắng da BL07” cho chúng tôi



Đào đang đánh cho hỗn hợp kem nhuyễn mịn



Việc sản xuất mỹ phẩm đơn giản chỉ bằng cái nồi inox


Đang trong lúc pha hóa chất, một số nhân viên phòng bên cạnh kêu lên vì mùi khó chịu và vội đóng cửa kính lại. Thấy chúng tôi than khó chịu, cay mắt vì mùi hóa chất, Đào cười nói: “Chắc do anh chị chưa quen thôi, em học qua ngành hóa sinh nên biết cách phòng…!”.

Sau khi cốc hóa chất được đánh mịn gần xong, Đào bỏ chất tạo màu vào và tiếp tục dùng một hũ khác để hòa tan chất “tà” BL với dung môi rồi đun sôi ở 45 độ C, đem đổ vào cốc thủy tinh ban đầu. Tiếp tục, Đào pha 15 chất tiếp theo gồm (IPM – làm mềm da, Phenonip – chất bảo quản, Jojoba oil – dưỡng da chống lão hóa, Modified Starch – hút dầu trên bề mặt…) vào để cho ra một loại kem trắng da thơm phức với chất corticoid bí truyền bên trong. Trong lúc hướng dẫn chúng tôi thực hành, Đào liên tục bị gián đoạn vì phải trả lời điện thoại hướng dẫn lại cho “học trò” sau khi những người này về nhà làm chưa thành thạo. Đào giải thích: “Mười người học thì có hai người phải học lại vì làm chưa nhuyễn. Nhưng anh chị an tâm đi, diễn viên P.T.V. và các hốt-gơ qua đây học nhiều lắm. Riêng P.T.V. học một lần là làm được”. Sau khi học xong, ông Bá cho chúng tôi số điện thoại của anh Th. ở Q.Gò Vấp để mua các loại lọ đựng MP, với giá chỉ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng (tùy mẫu mã)…

Ký hiệu BL và công thức làm kem độc

Đào căn dặn: “Sản phẩm làm ra, chị cho khách bôi thôi, mình đừng bôi nhé. Cái này trắng nhanh nhưng không hồng hào đâu. Em pha chế nhưng cũng không dám sử dụng. Nếu chị không nghe em thì cơ thể sẽ bị tích nước, phù lên, mòn da vì lớp da bên ngoài mất đi mình mới trắng được. Khi dùng kem có chất này, khách hàng ra ngoài nắng nóng dễ bị mụn hơn”. Tuy nhiên, Đào cũng hướng dẫn chúng tôi cách đối phó để khách hàng không biết bên trong có chất cấm bằng cách: nếu khách dùng bốn – năm ngày thì chưa thấy các biến chứng trên da mặt đâu. Nhưng sử dụng hơn số ngày trên sẽ thấy da mỏng, gân nổi rõ. Vì vậy, khi khách hàng dùng trong bốn ngày trắng lên thì cần khuyên họ ngưng sử dụng, chuyển qua dùng kem dưỡng khác. Loại kem dưỡng này thực ra cũng giống như cách pha chế cũ nhưng bỏ chất BL ra là được. “Nếu khách vẫn dùng tiếp, da càng trắng, phụ thuộc kem rồi bị hỏng da là họ kiện chị chết” – Đào cảnh báo.

 


Những hũ kem được tạo ra sau ba giờ học pha chế


Thấy chúng tôi lo lắng, Đào trấn an: “Khi nào khách hàng bị nổi mụn thì chị đưa kem trị mụn cho họ xức. Vẫn như công thức em hướng dẫn nhưng chị bỏ chất BL ra, cho chất Clindamycin (dạng kháng sinh – PV) vào sẽ trở thành kem trị mụn. Công thức này tụi em tự nghiên cứu. Tụi em dạy nhiều cho khách hàng, một số trường hợp có đến cầu cứu anh Bá giám đốc rồi cũng xong. Anh Bá sẽ bày cách cho chị; có như vậy khách mới xài MP của mình. Khi gặp ca biến chứng, anh chị lại đây thì được, đừng đưa khách hàng lại đây”.

Cuối cùng sau ba giờ học, chúng tôi đã tạo ra một hỗn hợp kem bay mùi hoa hồng thơm phức từ những hóa chất có mùi hăng hắc khó chịu. Nhìn hũ MP đẹp lung linh, bên ngoài có dòng chữ “made in Japan” do chính mình tạo ra, chúng tôi cũng… không tin bên trong hũ kem này có chứa chất độc. Trước khi chúng tôi ra về, Như mách thêm: chị có thể đưa bất cứ loại MP nào có nhãn mác đầy đủ mang đến đây; tụi em sẽ hướng dẫn chị cách làm MP đó giống ít nhất là 90%, dù đó là sản phẩm nổi tiếng như Shiseido, Vichy… Rồi Như chỉ chúng tôi trên bảng ghi chú của công ty đang có rất nhiều khách hàng gửi mẫu các MP có thương hiệu để nhái theo như: BB Cream, Wax lông, thuốc uốn tóc, kem dầu chống nắng…

Cũng theo nhân viên ở đây, ký hiệu chất BL nếu mua ở chợ Kim Biên sẽ không có vì chất này do công ty nhập ở nước ngoài, giá bán lẻ 20 triệu đồng/kg. Theo ông Bá, công ty ông nhập toàn hóa chất ngoại, chứ như ở chợ Kim Biên là hàng Trung Quốc; nhưng trong hóa đơn nhập khẩu hóa chất có mộc đỏ của công ty này lại thể hiện rõ là hóa chất nhập từ Công ty Chong Qing, Trung Quốc, như: chất làm mềm softlets giá 200.000 đồng/kg, chất màu colorlets giá 200.000 đồng/kg…

 

TS-BS Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cảnh báo: Mỹ phẩm bôi vào da nếu sáng liền thì chắc chắn chứa corticoid. Sau khi bôi chất này thì tác dụng tại chỗ diễn ra rất nhanh với biểu hiện: da sáng nhanh, rất mịn, nhưng sau một – hai tuần hoặc lâu hơn thì da bị teo mỏng, giãn mao mạch, có thể nổi mụn, sạm da. Một khi da mỏng, giãn mao mạch sẽ rất khó hồi phục. Tuy nhiên, nếu mỹ phẩm đó chứa quá nhiều corticoid, chị em lại bôi trên vùng da rộng kéo dài ngày sẽ dẫn đến tác dụng phụ giống như việc uống thuốc chứa corticoid: mập nước, suy thận, loãng xương, cao huyết áp, rối loạn điện giải,ung thư…

 

xem thêm:

>>> http://afamily.vn/xa-hoi/su-that-kinh-hoang-sau-cac-lo-san-xuat-my-pham-kem-doc-chi-lam-de-ban-khong-dung-20141030124846212.chn

>>> http://phunuonline.com.vn/mua-sam/su-that-kinh-hoang-sau-cac-lo-san-xuat-my-pham-bai-1-tam-su-hoc-bi-kip-15698/

>>> http://baophapluat.vn/dien-dan/bai-2-kinh-hai-cong-nghe-kiem-tien-ti-tu-san-xuat-my-pham-dom-218354.html

>>> http://kenh14.vn/xa-hoi/chet-mon-voi-my-pham-dom-cong-nghe-chau-xo-dan-tem-hang-hieu-20151221162313098.chn

 

 

SỰ THẬT KHIẾP SỢ VỀ NHỮNG HOẠT CHẤT TRẮNG DA THẦN KÌ


Toàn bộ bài viết đầy đủ về Phóng Sự Kem Trộn đã được 2! đăng trên số 412. Vì có quá nhiều bạn đọc chưa kịp mua báo nhưng vẫn muốn nắm rõ thông tin nên 2! quyết định sẽ đăng đầy đủ bài viết này kèm theo text và hình ảnh cho các bạn tiện theo dõi. Hy vọng bài viết này sẽ một lần nữa giúp cho các bạn nữ “tỉnh táo” hơn sau những tin tức về các nhãn hiệu mỹ phẩm kém uy tín được truyền thông đưa tin trong thời gian gần đây.

Hiện nay, ngoài những feedback ngọt như đường về công dụng tức thời của các sản phẩm làm trắng, hàng loạt giấy tờ chứng nhận từ viện Pasteur, từ Cục Y tế,… được tung ra như một lời cam đoan chắc nịch về chất lượng cũng như mức độ an toàn của sản phẩm. Rất nhiều người tiêu dùng đổ xô đi mua mà không chút mảy may đặt câu hỏi: “Liệu những tờ giấy chứng nhận đó có thực sự chứng minh được điều mà họ đang thắc mắc?”


KHI MỸ PHẨM MANG THƯƠNG HIỆU “HOTGIRL FACEBOOK” LÊN NGÔI.

“Ngành công nghiệp kem trộn” đã và đang làm mưa làm thị trường chăm sóc sắc đẹp hiện nay. Việc người người nhà nhà bỏ ra vài trăm đến vài triệu để sở hữu những “thần dược” trắng da cấp tốc của các hotgirl mạng xã hội không còn là chuyện hiếm thấy. Thật không khó để tìm thấy hình ảnh của những lố kem muôn hình vạn trạng đa chức năng đa nhãn mác và với cái giá thật chẳng thua gì những hũ kem dưỡng da ngoại nhập. Mặt hàng chủ yếu đánh đúng tâm lý của các bạn gái trẻ như: kem trị mụn, kem trắng da mặt và body, serum kích trắng, sữa non, kem cốt trắng nhiều tầng nhiều màu, v.v…

Các shop kinh doanh mỹ phẩm online hiện nay đa phần là tự phát. Bắt nguồn từ một vài các hot facebook từ vài ngàn đến vài chục ngàn lượt follow, với nước da trắng nõn nà không tì vết như một lời kiểm chứng cho thấy tác dụng không ngờ của sản phẩm. Hàng loạt các chi nhánh lớn nhỏ đổ xô về lấy sỉ và nhân rộng mặt hàng ra khắp toàn quốc, thậm chí là xuất ra cả nước ngoài. Hằng ngày, trên trang cá nhân của các chủ shop cũng như các đại lý đều cập nhật tình hình hàng hóa mới nhập nhiều như thế nào và “bốc hơi” nhanh ra sao, kèm theo hình ảnh về những feedback của khách hàng hiệu quả trước và sau khi sử dụng. Ngoài những lời khẳng định nguồn gốc xuất sứ từ Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Úc,… các kiểu, nhiều chủ shop có khi còn mở xưởng sản xuất kem ngay tại nhà, hình kem trộn đặc quện trong những chiếc thau nhựa cũng được trưng lên như để cho thấy công sức miệt mài làm kem của các “khổ chủ” có tâm. Một dịch vụ khác cũng thường được các shop online rao kèm với các mặt hàng làm trắng, đó chính là “thay da sinh học”. Những đoạn videoclip với “dịch vụ làm tại nhà” cho thấy hình ảnh các khách hàng được lột da thành từng mảng to mà các chủ shop gọi là “lột đi lớp da chết đã bị sừng hóa qua bao tháng ngày, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian làm trắng, giúp cho làn da mau thấm kem và trắng dần lên chỉ sau vài ngày thoa kem dưỡng”.


SỰ THẬT KHIẾP SỢ VỀ NHỮNG HOẠT CHẤT TRẮNG DA THẦN KÌ

Thứ nhất, bạn phải biết nguyên nhân chính khiến cho da đen sạm chính là melanin – một loại sắc tố da có màu nâu đen. melanin bảo vệ da trước tác động gây hại các tia tử ngoại (tia UV) có trong ánh nắng, nên khi tiếp xúc với tia UV cường độ cao, da sản xuất nhiều melanin hơn để bảo vệ và kết quả là da bạn bị bắt nắng, sạm màu đi. Muốn trắng da, ngoài sử dụng kem dưỡng da chứa những thành phần ức chế sự tổng hợp melanin, bạn cần phải làm sạch da bằng cách tẩy tế bào chết định kì, bảo vệ da bằng cách che chắn kỹ lưỡng, thoa kem chống nắng hàng ngày, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào da. Quá trình khiến làn da trắng sáng hơn đòi hỏi mất rất nhiều thời gian ( khoảng từ 1-2 tháng) chứ không phải là chuyện một sớm một chiều. Đây là lý do mà những hãng mỹ phẩm nổi tiếng hàng chục năm trên toàn thế giới, với một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, đội ngũ các chuyên gia làm đẹp uy tín, các nhà nghiên cứu khoa học trình độ cao,… đều chưa bao giờ dám tung ra loại sản phẩm nào có công dụng làm trắng da với thời gian cấp tốc chỉ sau vài giờ, thậm chí là… vài phút đồng hồ như vậy.

Thứ hai, các sản phẩm làm trắng ( đặc biệt là tắm trắng) đều có lưu ý ban đầu là sẽ bị châm chích, ngứa nhẹ khi sử dụng. Nguyên nhân của sự kích ứng da này đó là do trong sản phẩm làm trắng cấp tốc đều có chứa hai thành phần chính: Oxy già và Amoni Hydroxit. Bản thân Oxy già ở nồng độ 3% có tác dụng cầm máu và diệt vi khuẩn, đó là lý do vì sao nó vẫn thường được dùng để sát trùng vết thương. Khi thoa oxy già lên da và để một lúc, bạn sẽ thấy vùng da đó chuyển sang sắc trắng bệch “ không còn một giọt máu” là vì thế. Tuy nhiên, nếu dùng Oxy già ở nồng độ cao và thường xuyên, sẽ gây nên tình trạng giết chết các tế bào khỏe mạnh, gây nên cơ chế gây tắc mao mạch tạm thời, khiến cho máu không được đưa về các mô dưới da. Do da không được cung cấp máu thường xuyên nên nhìn sẽ thấy trắng hơn nhiều so với làn da nguyên thủy, nhiều bạn gái thấy điều này thì lấy làm thích thú mà không biết rằng làn da của mình đang bị hủy hoại trầm trọng. Đó là chưa kể đến tác dụng bào mòn kinh hoàng của Amoni Hydroxit, một thành phần được sử dụng thường xuyên trong các ngành công nghiệp tẩy rửa mà nếu quá liều lượng cho phép, nó thậm chí được xem là một hóa chất độc hại. Còn quá trình “thay da sinh học” thực chất là một phương pháp làm bỏng da, với tên khoa học là Chemical Peel. Vì trong thành phần lột thường chứa Phenol – là 1 chất gây lột sâu có tính gây tê nhẹ, tác động đến tim mạch nên đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ da liễu và phải được kiểm soát gắt gao, nếu không có thể dẫn đến tình trạng bị sốc phản vệ và có nguy cơ dẫn đến tử vong.


VẬY CÒN NHỮNG TỜ GIẤY CHỨNG NHẬN THÌ SAO?

Những tờ giấy xét nghiệm có chứng nhận hẳn hoi từ viện kiểm nghiệm Pasteur chắc chắn đã chiếm được lòng tin của phần lớn người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong vai một nữ bán kem mang sản phẩm tới viện Pasteur để kiểm nghiệm, phóng viên 2! đã được hướng dẫn tới quầy kiểm tra hóa chất, mỹ phẩm. Tại đây, một nhân viên tại viện Pasteur đã hỏi chúng tôi xem muốn thực hiện xét nghiệm nào, vì kiểm nghiệm thành phần hóa chất, mỹ phẩm sẽ gồm hai xét nghiệm: Giới hạn Vi Sinh Vật và Giới hạn Kim loại nặng ( bao gồm kiểm tra nồng độ Chì, Thủy Ngân, Asen). Theo như các loại giấy tờ mà nhiều shop mỹ phẩm hiện nay tung lên mạng, các kiểm nghiệm chỉ được thực hiện kiểm tra Giới Hạn Vi Sinh Vật, nghĩa là chỉ kiểm tra xem trong lượng hóa chất đó có bị nhiễm khuẩn không, hoàn toàn không có xét nghiệm Giới hạn kim loại nặng, càng không thể phân tích rõ trong một sản phẩm kiểm tra gồm những thành phần hóa chất nào, chất nào độc hại và chất nào vô hại, liều lượng an toàn ra sao,v.v… Vì vậy, những tờ giấy kiểm nghiệm phản ứng vi sinh hóa từ viện Pasteur hoàn toàn không thể chứng minh loại mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng là an toàn. Hơn nữa, sản phẩm được mang đi kiểm tra chỉ là mẫu thử, bạn có chắc cả một dây chuyền sản xuất sản phẩm đều được sản xuất đúng theo mẫu thử đã được chứng nhận trước đó?

Phong trào “trưng ra giấy kiểm nghiệm từ viện Pasteur” này cũng chỉ mới rộ lên gần đây với các sản phẩm làm đẹp tự phát. Từ trước đến nay, chưa hề có một thương hiệu mỹ phẩm uy tín nào lại đi chứng minh chất lượng sản phẩm của mình bằng loại giấy chứng nhận này cả. Ngoài chất lượng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, một sản phẩm được phép lưu hành đúng pháp luật còn phải đòi hỏi đạt đúng tiêu chuẩn về kích thước nhãn mác, màu sắc, ngôn ngữ, v.v…, và thành phần có trong công thức cũng phải được in ấn theo những nội quy nhất định và được liệt kê rõ ràng, chứ không chỉ đơn giản là bột ngọc trai, tinh chất collagen, vitamin E… đơn thuần như nhiều loại mỹ phẩm hiện nay vẫn đang bày bán.

Kết: nhiều bạn gái thậm chí vẫn còn rất nhỏ tuổi đã và đang tin dùng những sản phẩm làm đẹp mà nguồn gốc thật sự trong từng hũ kem, từng lọ thuốc vẫn còn đang là một dấu chấm hỏi. Đầu tư cho ngoại hình là một việc không xấu, nhưng đầu tư thế nào cho thông minh, hiệu quả, và thực sự an toàn mới là điều mà mọi người nên cân nhắc và đưa ra cho mình những quyết định sáng suốt nhất. Đừng quá dễ dãi và hời hợt khi đồng ý lấy nhan sắc và sức khỏe của bản thân mình ra làm chuột bạch. Hãy là một vị khách hàng khó tính và là một người tiêu dùng thông minh các bạn nhé.


Kết luận: Bài viết nhằm giúp cho người có nhu cầu làm đẹp có thể tránh được những tác hại đáng sợ đang giăng bẫy khắp nơi trên thị trường làm đẹp.

 

 

 

 

 

Các chất có hại trong mỹ phẩm mà người mua cần biết

 

Share tiếp cho mọi người các chất không tốt cho da, tóc trong mỹ phẩm. Khi mua mỹ phẩm, xem trong thành phần và quyết định nhé:

 

 

1. Mineral oil [cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin oil/ cera microcristallina]

Mineral oil là khoáng dầu, được làm từ dầu hỏa thô (đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và từ đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu), chất này có tác dụng làm mềm da.

Tác hại: Ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

 

2. Paraben[methyparaben/propylparaben/butylparaben/ethylparaben/isobutylparaben/propyl parahydroxybenzoate]

Paraben là biến thể của dầu hỏa, trong các sản phẩm mỹ phẩm được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn (mã là E214, E219 trong nghành thực phẩm] để ngăn ngừa sự oxy hoá của sản phẩm.

Tác hại: Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ có thể làm rối loạn  cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da (dermatitis). Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh (menopause) và cả chứng loãng xương (osteoporosis). Propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam. Methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời . Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.

 

3. Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS.

Là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ.

Tác hại: Gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.

 

Loại chất hoạt hóa bề mặt này được tìm thấy trong hơn 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân. SLS gây kích ứng da, phổi và mắt. Nó có khả năng tương tác với các hóa chất khác để tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư và hàng loạt các vấn đề khác như tổn thương thận và đường hô hấp. SLS có thể được tìm thấy trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara và kem trị mụn trứng cá.

 

 

4. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol

Là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh.

Tác hại: Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá PG là một hoá chất rất độc hại. Khi sử dụng các sản phẩm PG chúng ta cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu huỷ bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Do PG có thể thấm vào da rất nhanh chóng, EPA khuyến cáo không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.

 

5. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine) / TEA (Triethanolamine)

Là các chất phụ gia, DEA và MEA là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), DEA có mặt trong thành phần của một vài loại thuốc trừ sâu, TEA được dùng trong rất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer…)

Tác hại: gia gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

 

6. Phenoxyethanol

Là một loại chất bảo quản

Tác hại: Chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

 

7. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)

Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc.

Tác hại: Các họ hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Ở Anh, Mỹ, Canada và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.

 

8. Avobenzone, Benzophenone, PABA

Đây là các loại hoá phẩm chống nắng.

Tác hại: Được biết đến như nguồn sản sinh ra các gốc tự do, đồng thời người ta tin rằng chúng còn gây ra ung thư hoặc phá hoại DNA di truyền.

 

9. Triclosan

Đây là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam.

Tác hại: EPA xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại “siêu côn trùng” kháng thuốc nguy hiểm.

 

10. DMDM Hydantoin / Ure Imidazolidinyl

Là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon.

Tác hại: Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, phản ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.

 

11. Dioxin

Là loại hoá chất bị cấm trong mọi loại sản phẩm. Dioxin thường chứa các chất chống khuẩn như triclosan, chất nhũ hoá….

Tác hại: Dioxin gây ra các bệnh nguy hiểm ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, vô sinh và dị dạng ở thai nhi. Nó nguy hại tới mức, chỉ cần một phần nghìn tỷ của giọt dioxin cũng có thể gây ra sự phá hủy hormone nếu ta bơi trong một hồ bơi lớn gấp 300 lần tiêu chuẩn Olympic. Cơ thể chúng ta hoàn toàn không có khả năng chống lại tác động của dioxin. Một ví dụ rõ ràng nhất là tổng thống Yushchenko của Ukraina, ông bị đầu độc bằng dioxin và kết quả là ông đã trông già hẳn đi chỉ sau vài đêm.

 

12. Benzoyl Peroxide

Là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn.

Tác hại: Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá: “Tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.”

 

13. Quaternium-15

Chất bảo quản.

Tác hại: Trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể bị viêm da nếu da nhạy cảm.

 

14. Hydroquinone 

Được sử dụng như thành phần làm trắng da, hoạt động hiệu quả nhờ cơ chế tẩynhanh các tế bào hắc sắc tố khỏ bề mặt da.

Táchại:  gây đỏ da, ngứa vùng mặt, mụn mọc nhiều hơn, da nhờn sẽ nhờn hơn, datrở nên mỏng và căng, nổi hạt đỏ li ti sần khắp hết mặt… Thời gian sau bắt đầunổi mụn, da trở nên bóng nhờn, sạm lại.

 

15. Chì

Một số mỹ phẩm cũng có thể chứa chì, loại hóa chất gây ra hàng loạt tác hại cho cơ thể. Tiếp xúc lâu dài với chì có thể dẫn đến ung thư, gây tổn hại trong quá trình mang thai cũng như dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau đầu và khó chịu. Nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em.

 

16. Màu tổng hợp

Màu tổng hợp cũng hại sức khỏe, có thể gây kích ứng và dị ứng ở da. Không nên sử dụng thường xuyên bất cứ loại mỹ phẩm chứa màu tổng hợp nào.

 

17. Hương liệu tổng hợp

 

Thường được ghi trong danh sách thành phần là  parfume hoặc fragrance

 

Mục đích/ Sử dụng: Kết hợp các thành phần hóa học dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm 

Tác hại: Có thể gây ra hiện tượng dị ứng, đau đầu, choáng váng, phát ban (đặc biệt là trẻ nhỏ), khó thở và có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản 

Các sản phẩm có chứa: sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cơ thể, nước hoa.

( Hương liệu là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, nên một số sản phẩm có hương liệu tự nhiên vẫn ghi là fragrance )

Các sản phẩm có mùi hương thơm nồng, hắc thường chứa hương liệu hóa học cao.

18- THỦY NGÂN CON DAO 2 LƯỠI TRONG MỸ PHẨM

Tác hại chính của thủy ngân vô cơ có trong xà phòng và kem làm trắng da là tổn thương thận.

Thủy ngân là một thành phần thường gặp trong xà phòng và kem làm trắng da. Nó cũng có trong các mỹ phẩm khác, như sản phẩm tẩy trang mắt và mascara. Xà phòng và kem làm trắng da thường được sử dụng ở một số nước châu Phi và châu Á, cũng như được người da màu sống tại châu Âu và Bắc Mỹ ưa chuộng. Các muối thủy ngân ức chế sự hình thành melanin, giúp cho màu da trở nên sáng hơn.

Thủy ngân trong mỹ phẩm tồn tại ở hai dạng: vô cơ và hữu cơ. Thủy ngân vô cơ (ví dụ như ammoniac thủy ngân) có trong xà phòng và kem làm trắng da. Các hợp chất thủy ngân hữu cơ như thiomersal (ethyl thủy ngân) và muối phenyl thủy ngân được sử dụng như chất bảo quản mỹ phẩm trong sản phẩm tẩy trang mắt và mascara.
Sử dụng, sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm có chứa thủy ngân trên thế giới

Tỷ lệ phụ nữ sử dụng thường xuyên các sản phẩm làm trắng da ở Mali, Nigeria, Senegal, Nam Phi và Togo tương ứng là 25%, 77%, 27%, 35% và 59%. Trong năm 2004, gần 40% phụ nữ được khảo sát ở Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc cho biết có sử dụng các sản phẩm làm trắng da. Tại Ấn Độ, 61% sản phẩm chăm sóc da trên thị trường là các sản phẩm làm trắng da.

Sản phẩm làm trắng da được sản xuất ở nhiều nước. Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã phát hiện được sản phẩm có chứa thủy ngân sản xuất tại Trung Quốc, Cộng hòa Dominica, Li băng, Mêhicô, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Hoa Kỳ. Những sản phẩm làm trắng da có chứa thủy ngân cũng được rao bán trên Internet.

Một cuộc khảo sát năm 2011 do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân của Đức tài trợ, đã lưu ý rằng nhiều người Brazil, Kyrgyzstan, Mêhicô và Liên bang Nga tin rằng rất dễ kiếm các sản phẩm làm trắng da có chứa thủy ngân.

Một số nhà sản xuất không còn sử dụng thủy ngân làm chất bảo quản trong mascara và sản phẩm tẩy trang mắt, do áp lực từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu hết các nước vẫn cho phép bán các sản phẩm trang điểm có chứa hợp chất thủy ngân.

Sản phẩm, bao bì và các thành phần
Các sản phẩm làm trắng da có ở nhiều dạng khác nhau, kể cả xà phòng và kem. Xà phòng thường được bán dưới dạng “xà phòng sát trùng”, được cho là để giúp làn da khô thoáng suốt đêm. Phụ nữ sử dụng xà phòng để gội đầu, rửa tay, rửa mặt hoặc tắm. Đã có báo cáo về một số phụ nữ sử dụng các sản phẩm loại làm trắng da này tới 20 năm.

Xà phòng thường được đóng gói dạng bánh và bán lẻ. Các loại kem thường được đóng gói dạng tuýp hoặc lọ. Xà phòng có chứa xấp xỉ 1-3% iodid thủy ngân và kem chứa 1-10% amoni thủy ngân. Một số sản phẩm xà phòng khi xét nghiệm có chứa thủy ngân với nồng độ lên đến 31 mg/kg, trong khi kem có nồng độ thủy ngân cao tới 33.000 mg/kg. Các sản phẩm có nồng độ thủy ngân rất cao có màu xám hoặc màu kem.

Hàm lượng hoặc nồng độ thủy ngân trong một sản phẩm có thể được thông báo trên bao bì hoặc liệt kê trong danh mục các thành phần, dưới tên là thủy ngân, Hg, iodid thủy ngân, clorua thủy ngân, ammoniac thủy ngân, clorua amid thủy ngân, quicksilver, cinnabaris (sunfua thủy ngân), hydrargyri oxydum rubrum (oxit thủy ngân)…; hướng dẫn sử dụng ghi rằng tránh tiếp xúc với bạc, vàng, cao su, nhôm và đồ trang sức… cũng có thể chỉ ra sự hiện diện của thủy ngân trong sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty bán những sản phẩm có chứa thủy ngân thường không liệt kê thành phần thủy ngân.

Tác động của thủy ngân đối với sức khỏe và cách đánh giá phơi nhiễm

Tác hại chính của thủy ngân vô cơ có trong xà phòng và kem làm trắng da là tổn thương thận. Thủy ngân trong các sản phẩm làm trắng da cũng có thể gây phát ban, mất màu da và sẹo, cũng như làm giảm sức đề kháng của da với vi khuẩn và nấm. Các tác dụng khác bao gồm gây lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần và bệnh thần kinh ngoại biên.

Y văn cũng đã nêu các trường hợp cụ thể bị các tác hại với sức khỏe nói trên sau khi phơi nhiễm thủy ngân từ kem và xà phòng làm trắng da. Ví dụ như trường hợp một phụ nữ Trung Quốc 34 tuổi bị hội chứng thận hư (đặc trưng bởi nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao). Nồng độ thủy ngân trong máu cô ta trở về bình thường sau 1 tháng và nồng độ thủy ngân trong nước tiểu về mức bình thường 9 tháng sau khi ngừng sử dụng kem làm trắng da. Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ cao mắc hội chứng thận hư ở những phụ nữ châu Phi có sử dụng các loại kem làm trắng da chứa clorua ammoniac thủy ngân trong thời gian kéo dài từ một tháng đến ba năm. Hơn 3/4 số phụ nữ ngừng sử dụng kem đã thuyên giảm.

Thủy ngân có trong xà phòng, kem và các mỹ phẩm khác sau khi xâm nhập vào cơ thể, được đào thải qua nước tiểu, từ đó thủy ngân xâm nhập vào môi trường, được methyl hóa và đi vào chuỗi thực phẩm dưới dạng methyl thuỷ ngân có độc tính cao trong cá. Phụ nữ mang thai ăn phải cá có chứa methyl thuỷ ngân, vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành thủy ngân rồi theo máu tới thai nhi, có thể dẫn đến khiếm khuyết phát triển thần kinh ở trẻ em.

Có thể định lượng phơi nhiễm thủy ngân vô cơ bằng cách đo lượng thủy ngân trong máu và nước tiểu.

Các qui định pháp luật
Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia châu Phi đã cấm bán các loại kem và xà phòng có chứa thủy ngân.

Hướng dẫn của Liên minh châu Âu quy định cụ thể rằng không được phép dùng thành phần thủy ngân và các hợp chất thủy ngân trong mỹ phẩm (bao gồm cả xà phòng, lotion, dầu gội và sản phẩm tẩy trắng da). Tuy nhiên, Liên minh châu Âu cho phép sử dụng muối phenyl thủy ngân làm chất bảo quản mỹ phẩm trang điểm mắt và sản phẩm tẩy trang mắt, với nồng độ ≤0,007% tính theo trọng lượng.

Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng các hợp chất thủy ngân trong mỹ phẩm trang điểm mắt ở nồng độ ≤65 mg/kg ở dạng thủy ngân (khoảng 100 mg/kg ở dạng acetat phenyl hoặc nitrat thủy ngân). Tất cả các mỹ phẩm khác có chứa thủy ngân ở nồng độ thấp hơn 1 mg/kg.

Hướng dẫn dự thảo của Bộ Y tế Canada về các tạp chất kim loại nặng trong mỹ phẩm quy định cụ thể giới hạn của thủy ngân là 3 mg/kg, như là một tạp chất trong mỹ phẩm.

Philippines đã cấm các sản phẩm làm trắng da có nồng độ thủy ngân vượt quá giới hạn quy định của quốc gia năm 2011 là 1 mg/kg.

Kết luận
Các sản phẩm làm trắng da có chứa thủy ngân rất có hại cho sức khỏe và đã bị cấm buôn bán, sử dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy các sản phẩm này vẫn đang được bán sẵn cho người tiêu dùng và được quảng cáo trên Internet. Do đó, cần tăng cường nâng cao nhận thức cho nguời dân về các loại sản phẩm và mỹ phẩm có chứa thủy ngân, cũng như nguy cơ phơi nhiễm thủy ngân. Bên cạnh đó, cần cung cấp cho người dân thông tin về những sản phẩm thay thế, vì sản phẩm làm trắng da không chứa thủy ngân nhưng lại có thể chứa các chất nguy hại khác.

 

19- Coticoid

 

Hiện nay trên thị trường làm đẹp có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp được đánh bóng bởi tác dụng làm đẹp tuyệt vời, bởi mẫu  mã sang trọng hào nhoáng, khi dùng thấy quả là rất đẹp, nhanh đẹp nhưng một thời gian sau đó sẽ diễn tiến những triệu chứng nhạy cảm như nổi mẩn đỏ li ti, hay ngứa trên da… Đó là những dấu hiệu củ corticoid đang tấn công bạn và đang biến bạn thành nô lệ… Hãy khôn ngoan hơn trong chọn lựa làm đẹp!

 

Sản phẩm chứa corticoid làm đẹp nhanh như bong bóng được thổi phình to.. nhưng kết quả sẽ là vỡ tan một cách chắc chắn và người dùng phải lãnh hậu quả độc hại vô cùng không thể lường trước được!

 

Cách nào để nhận biết sớm đó là mỹ phẩm chứa corticoid:

 

* Da láng mịn rất nhanh, căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng. Thực chất là không có một quá trình tự nhiên nào có thể sửa chữa những hư hại da hay cơ thể nhanh đến vậy.

* Tiếp theo là mụn cám biến mất nhanh sau vài ngày sử dụng. Thông thường các phương pháp trị mụn chính quy trị mun đạt kết quả ban đầu cần đến ít nhất vài tuần.

* Sau đó là da trắng nhanh rõ rệt khiến nhiều người rất thích. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là một sản phẩm tốt.

* Da căng mọng rất đẹp, tay sờ vào da nghe cảm giác da mềm và mọng nước, đây là dấu hiệu da ngậm nước vì corticoid gây giữ nước trong mô da.

* Những vùng da nám mờ nhanh sau vài ngày đến 1 tuần do tình trạng ngậm ngước che khuất màu của sắc tố nằm bên dưới.

* Những nếp nhăn li ti trên da biến mất, những nếp nhăn sâu trước đó trở nên mờ nhạt rất nhaanh sau 7 – 10 ngày dùng. HIện tượng này do sự ngậm nước của da mang lại.

* Thậm chí dùng mỹ phẩm loại này thấy các dấu hiệu hay bị dị ứng trước đây biến mất, vì corticoid là thuốc chống viêm, chống dị ứng rất mạnh.

* Đó là mỹ phẩm được quảng cáo là vừa trị nám, vừa trị mụn, vừa chống nhăn vừa làm trắng da, mang lại một làn da trắng không tì vết và như da em bé. Thực tế là không thế có hoạt chất trị liệu làm đẹp nào có thể xử lý các vấn đề trên cùng một lúc.

* Nếu là mỹ phẩm bôi toàn thân thì toàn thân trắng xanh bất thường chênh lệch màu da với vùng không bôi tới hết, cũng như chênh lệch màu da với những vùng tiếp giáp mặt lưng mặt lòng bàn tay và bàn chân.

 

Thử nghiệm xác định mỹ phẩm chứa corticoid:

 

Thử ngưng dùng mỹ phẩm ấy đột ngột trong vòng vài ngày đén 1 tuần, thấy da sần sùi, khô nhăn, đen xạm lại, xuất hiện ngứa da, đỏ da và những nốt đỏ nhỏ li ti gọi là sẩn. Vùng nào bôi nhiều và ký mỹ phẩm ấy thì vùng đó các triệu chứng trên xuất hiện càng nặng. Sau đó bôi lại sản phẩm này thì da lại căng trắng mịn màng, các dấu hiệu vừa kể mất đi rất nhanh.

* Lấy một ít sản phẩm nôi vào vùng da bất kỳ đang bị chàm (da dày cứng lên sần sùi rất ngứa, khi gãi mạnh thì da tróc vảy và rướm dịch vàng hoặc chảy máu). Hôm sau thấy vùng da chàm ấy da lành rất nhanh, hết ngứa, hét dày sần sùi, da trơn láng trong vòng 1 ngày sau khi bôi. Sau đó 2 – 3 ngày không bôi tiếp sản phẩm vào vùng chàm ấy nữa, da vùng này mắt đầu ngứa lại  và dày lên càng mạnh và càng lan rộng hơn trước khi bôi. Các dấu hiệu cho thấy chắc chắn trong mỹ phẩm thử nghiệm có chứa corticoid.

 

 

CÁC CƠ SỞ KINH DOANH BẤT CHÍNH – NHIỀU THÀNH PHẦN KHÔNG IN LÊN VỎ HỘP, RUỘT KHÁC, VỎ KHÁC. NÊN CẦN PHẢI KỸ LƯỠNG  TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM

 

++++ Để biết chắc sản phẩm này tốt hay hãy tìm hiểu về nguồn gốc nơi sản xuất ra mỹ phẩm đó: nếu sản phẩm chất lượng nhà máy phải đạt chuaẩn GMP, iso 22716 >>> Các nhà máy không đạt chuẩn này thì không thể sản xem công ty xuất ra mỹ phẩm chất lượng được

 

Hãy xem công ty kinh doanh có Công Khai nhà máy sản xuất mỹ phẩm của họ hay không, hình ảnh chụp về nhà máy có thật hay không, hình chụp có bao quát được toàn cảnh hay không, hay chỉ chụp ảo, có giấy chứng nhận nhà máy đạt chuẩn GMP, iso 22716 không.

 

 

Sự thật kinh hoàng sau các “lò” sản xuất mỹ phẩm: Kem độc – chỉ làm để bán, không dùng

Để học được “bí kíp” làm mỹ phẩm “tà đạo” trong vài giờ, chúng tôi đã phải đóng 10 triệu đồng. Sự thật kinh hoàng về loại kem siêu trắng thần tốc này bắt đầu hé lộ.


Đào đang đánh cho hỗn hợp kem nhuyễn mịn

“Bí kíp tà đạo” 10 triệu đồng

Trước khi học, ông Bá cho biết, kem trắng da có hai dòng là kem dầu và kem nước, đồng thời cũng có hai dòng là “chính đạo” và “tà đạo”. “Chính đạo” ít nhất bốn tuần mới trắng lên, còn “tà đạo” thì bốn – năm ngày đã trắng bóc. Bởi dòng “tà đạo” dùng chất cấm có tác động cực mạnh. Ngoài chợ có bán mấy hũ kem nhỏ bôi vài ngày đã trắng là loại này. Ở Cần Thơ họ dùng nhiều lắm. Mà em có biết kem M.T. đang bán ở thị trường không? Anh bán chất “tà đạo” mấy trăm triệu đồng/tháng cho họ sản xuất đó”, ông Bá ra vẻ bí mật.

Đóng xong 10 triệu đồng, ông Bá đưa chúng tôi hai tờ giấy là công thức “kem trắng da BL 07” làm trắng da trong bốn ngày. Nội dung có tên 33 hóa chất và hướng dẫn cụ thể cách pha chế để tạo ra một sản phẩm trắng da siêu tốc. Dù ông Bá luôn nói “làm người phải có đạo đức, người dạy cần cái tâm”, nhưng chính ông lại khuyên chúng tôi nên học pha chế mỹ phẩm (MP) theo trường phái “tà đạo”. Ông huyên thuyên: “Muốn đấu đá trên thị trường, muốn trình diễn, muốn có lời thì nên dùng “tà đạo”, nhưng chỉ cho khách dùng 10 ngày đổ lại, đừng xài nhiều hơn da mặt sẽ mòn, hoặc teo da…”.

Sau một hồi nghe lý thuyết, chúng tôi được tiếp cận phòng học chế biến MP như một phòng thí nghiệm hóa học, có đầy đủ chai lọ thủy tinh và hàng ngàn loại hóa chất đựng trong các hũ nhựa. Ông Bá tư vấn: “Nếu em không có tiền mua máy đánh hóa chất, máy khuấy, cân điện tử đo hàm lượng hóa chất… thì dùng đồ nhà bếp, máy đánh trứng, nhưng phải loại mới. Đừng có lấy nồi nấu canh, kho cá là anh không đảm bảo”.

Hai nhân viên của ông Bá là Đào (24 tuổi, ở An Giang) và Như (23 tuổi, Phú Yên) đảm nhiệm việc dạy cách pha chế MP dỏm cho chúng tôi. Theo lời giới thiệu, cả Đào và Như đều học khoa sinh của một trường đại học tư, mới ra trường được một – hai năm. Khi tôi hỏi: “Học ngành sinh sao em giỏi hóa vậy?” – “Sinh hóa cũng như nhau, đều làm thí nghiệm” – Đào trả lời. Trước khi dạy, Đào và Như mang đến hai khẩu trang y tế kín mít. Thấy tôi lỡ đụng vào hóa chất, Đào khuyên: “Anh đi rửa tay đi, không thì rát tay lắm”. Đào cho biết: “Kem trắng da BL 07” được tạo thành từ hợp chất có 33 chất hóa học cùng với hương liệu và đặc biệt là chất BL – một ký hiệu ông Bá ám chỉ chất corticoid. Đào cho biết: “Tất cả các chất có trong công thức này là bình thường, ngoại trừ chất BL (một dạng bột mịn màu trắng) là corticoid, cũng là thành phần quan trọng nhất, đây là chất “tà đạo”, không có nó không trắng siêu tốc được. Nếu dùng kem trắng da bình thường phải mất cả tháng”.

Phòng học có đủ loại máy móc như máy đánh hóa chất, giữ ẩm MP… nhưng khi học thì chúng tôi chỉ được hướng dẫn bằng một chiếc nồi cùng với một bếp từ và vài lọ thủy tinh đơn giản. “Tùy số lượng mà mua nồi inox to hơn, còn em ở đây làm thí nghiệm cho anh chị thấy nên dùng nồi nhỏ”. Chuẩn bị cho công đoạn pha chế, Đào cân lần lượt 16 chất hóa học (gồm petroleum jelly – dưỡng da, tạo đặc cho kem, Parafin – làm mềm da, Magie Stearate – tăng độ đặc, Talc – tạo cảm giác phấn trên da…) cho vào một cốc thủy tinh. Lọ hóa chất vừa cân xong được đặt cách thủy trong một cái nồi inox trên bếp từ, đun sôi 80 độ C thì đem ra đánh cho kem mịn. Đào nói: “Nếu ở nhà không có máy đánh hóa chất thì dùng máy đánh trứng thay thế…”.



Đào đang lấy các lọ hóa chất chuẩn bị dạy “học trò”



Đào đang in công thức dạy pha chế mỹ phẩm “Kem trắng da BL07” cho chúng tôi



Đào đang đánh cho hỗn hợp kem nhuyễn mịn



Việc sản xuất mỹ phẩm đơn giản chỉ bằng cái nồi inox


Đang trong lúc pha hóa chất, một số nhân viên phòng bên cạnh kêu lên vì mùi khó chịu và vội đóng cửa kính lại. Thấy chúng tôi than khó chịu, cay mắt vì mùi hóa chất, Đào cười nói: “Chắc do anh chị chưa quen thôi, em học qua ngành hóa sinh nên biết cách phòng…!”.

Sau khi cốc hóa chất được đánh mịn gần xong, Đào bỏ chất tạo màu vào và tiếp tục dùng một hũ khác để hòa tan chất “tà” BL với dung môi rồi đun sôi ở 45 độ C, đem đổ vào cốc thủy tinh ban đầu. Tiếp tục, Đào pha 15 chất tiếp theo gồm (IPM – làm mềm da, Phenonip – chất bảo quản, Jojoba oil – dưỡng da chống lão hóa, Modified Starch – hút dầu trên bề mặt…) vào để cho ra một loại kem trắng da thơm phức với chất corticoid bí truyền bên trong. Trong lúc hướng dẫn chúng tôi thực hành, Đào liên tục bị gián đoạn vì phải trả lời điện thoại hướng dẫn lại cho “học trò” sau khi những người này về nhà làm chưa thành thạo. Đào giải thích: “Mười người học thì có hai người phải học lại vì làm chưa nhuyễn. Nhưng anh chị an tâm đi, diễn viên P.T.V. và các hốt-gơ qua đây học nhiều lắm. Riêng P.T.V. học một lần là làm được”. Sau khi học xong, ông Bá cho chúng tôi số điện thoại của anh Th. ở Q.Gò Vấp để mua các loại lọ đựng MP, với giá chỉ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng (tùy mẫu mã)…

Ký hiệu BL và công thức làm kem độc

Đào căn dặn: “Sản phẩm làm ra, chị cho khách bôi thôi, mình đừng bôi nhé. Cái này trắng nhanh nhưng không hồng hào đâu. Em pha chế nhưng cũng không dám sử dụng. Nếu chị không nghe em thì cơ thể sẽ bị tích nước, phù lên, mòn da vì lớp da bên ngoài mất đi mình mới trắng được. Khi dùng kem có chất này, khách hàng ra ngoài nắng nóng dễ bị mụn hơn”. Tuy nhiên, Đào cũng hướng dẫn chúng tôi cách đối phó để khách hàng không biết bên trong có chất cấm bằng cách: nếu khách dùng bốn – năm ngày thì chưa thấy các biến chứng trên da mặt đâu. Nhưng sử dụng hơn số ngày trên sẽ thấy da mỏng, gân nổi rõ. Vì vậy, khi khách hàng dùng trong bốn ngày trắng lên thì cần khuyên họ ngưng sử dụng, chuyển qua dùng kem dưỡng khác. Loại kem dưỡng này thực ra cũng giống như cách pha chế cũ nhưng bỏ chất BL ra là được. “Nếu khách vẫn dùng tiếp, da càng trắng, phụ thuộc kem rồi bị hỏng da là họ kiện chị chết” – Đào cảnh báo.

 


Những hũ kem được tạo ra sau ba giờ học pha chế


Thấy chúng tôi lo lắng, Đào trấn an: “Khi nào khách hàng bị nổi mụn thì chị đưa kem trị mụn cho họ xức. Vẫn như công thức em hướng dẫn nhưng chị bỏ chất BL ra, cho chất Clindamycin (dạng kháng sinh – PV) vào sẽ trở thành kem trị mụn. Công thức này tụi em tự nghiên cứu. Tụi em dạy nhiều cho khách hàng, một số trường hợp có đến cầu cứu anh Bá giám đốc rồi cũng xong. Anh Bá sẽ bày cách cho chị; có như vậy khách mới xài MP của mình. Khi gặp ca biến chứng, anh chị lại đây thì được, đừng đưa khách hàng lại đây”.

Cuối cùng sau ba giờ học, chúng tôi đã tạo ra một hỗn hợp kem bay mùi hoa hồng thơm phức từ những hóa chất có mùi hăng hắc khó chịu. Nhìn hũ MP đẹp lung linh, bên ngoài có dòng chữ “made in Japan” do chính mình tạo ra, chúng tôi cũng… không tin bên trong hũ kem này có chứa chất độc. Trước khi chúng tôi ra về, Như mách thêm: chị có thể đưa bất cứ loại MP nào có nhãn mác đầy đủ mang đến đây; tụi em sẽ hướng dẫn chị cách làm MP đó giống ít nhất là 90%, dù đó là sản phẩm nổi tiếng như Shiseido, Vichy… Rồi Như chỉ chúng tôi trên bảng ghi chú của công ty đang có rất nhiều khách hàng gửi mẫu các MP có thương hiệu để nhái theo như: BB Cream, Wax lông, thuốc uốn tóc, kem dầu chống nắng…

Cũng theo nhân viên ở đây, ký hiệu chất BL nếu mua ở chợ Kim Biên sẽ không có vì chất này do công ty nhập ở nước ngoài, giá bán lẻ 20 triệu đồng/kg. Theo ông Bá, công ty ông nhập toàn hóa chất ngoại, chứ như ở chợ Kim Biên là hàng Trung Quốc; nhưng trong hóa đơn nhập khẩu hóa chất có mộc đỏ của công ty này lại thể hiện rõ là hóa chất nhập từ Công ty Chong Qing, Trung Quốc, như: chất làm mềm softlets giá 200.000 đồng/kg, chất màu colorlets giá 200.000 đồng/kg…

 

TS-BS Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cảnh báo: Mỹ phẩm bôi vào da nếu sáng liền thì chắc chắn chứa corticoid. Sau khi bôi chất này thì tác dụng tại chỗ diễn ra rất nhanh với biểu hiện: da sáng nhanh, rất mịn, nhưng sau một – hai tuần hoặc lâu hơn thì da bị teo mỏng, giãn mao mạch, có thể nổi mụn, sạm da. Một khi da mỏng, giãn mao mạch sẽ rất khó hồi phục. Tuy nhiên, nếu mỹ phẩm đó chứa quá nhiều corticoid, chị em lại bôi trên vùng da rộng kéo dài ngày sẽ dẫn đến tác dụng phụ giống như việc uống thuốc chứa corticoid: mập nước, suy thận, loãng xương, cao huyết áp, rối loạn điện giải,ung thư…

 

xem thêm:

>>> http://afamily.vn/xa-hoi/su-that-kinh-hoang-sau-cac-lo-san-xuat-my-pham-kem-doc-chi-lam-de-ban-khong-dung-20141030124846212.chn

>>> http://phunuonline.com.vn/mua-sam/su-that-kinh-hoang-sau-cac-lo-san-xuat-my-pham-bai-1-tam-su-hoc-bi-kip-15698/

>>> http://baophapluat.vn/dien-dan/bai-2-kinh-hai-cong-nghe-kiem-tien-ti-tu-san-xuat-my-pham-dom-218354.html

>>> http://kenh14.vn/xa-hoi/chet-mon-voi-my-pham-dom-cong-nghe-chau-xo-dan-tem-hang-hieu-20151221162313098.chn

 

 

SỰ THẬT KHIẾP SỢ VỀ NHỮNG HOẠT CHẤT TRẮNG DA THẦN KÌ


Toàn bộ bài viết đầy đủ về Phóng Sự Kem Trộn đã được 2! đăng trên số 412. Vì có quá nhiều bạn đọc chưa kịp mua báo nhưng vẫn muốn nắm rõ thông tin nên 2! quyết định sẽ đăng đầy đủ bài viết này kèm theo text và hình ảnh cho các bạn tiện theo dõi. Hy vọng bài viết này sẽ một lần nữa giúp cho các bạn nữ “tỉnh táo” hơn sau những tin tức về các nhãn hiệu mỹ phẩm kém uy tín được truyền thông đưa tin trong thời gian gần đây.

Hiện nay, ngoài những feedback ngọt như đường về công dụng tức thời của các sản phẩm làm trắng, hàng loạt giấy tờ chứng nhận từ viện Pasteur, từ Cục Y tế,… được tung ra như một lời cam đoan chắc nịch về chất lượng cũng như mức độ an toàn của sản phẩm. Rất nhiều người tiêu dùng đổ xô đi mua mà không chút mảy may đặt câu hỏi: “Liệu những tờ giấy chứng nhận đó có thực sự chứng minh được điều mà họ đang thắc mắc?”


KHI MỸ PHẨM MANG THƯƠNG HIỆU “HOTGIRL FACEBOOK” LÊN NGÔI.

“Ngành công nghiệp kem trộn” đã và đang làm mưa làm thị trường chăm sóc sắc đẹp hiện nay. Việc người người nhà nhà bỏ ra vài trăm đến vài triệu để sở hữu những “thần dược” trắng da cấp tốc của các hotgirl mạng xã hội không còn là chuyện hiếm thấy. Thật không khó để tìm thấy hình ảnh của những lố kem muôn hình vạn trạng đa chức năng đa nhãn mác và với cái giá thật chẳng thua gì những hũ kem dưỡng da ngoại nhập. Mặt hàng chủ yếu đánh đúng tâm lý của các bạn gái trẻ như: kem trị mụn, kem trắng da mặt và body, serum kích trắng, sữa non, kem cốt trắng nhiều tầng nhiều màu, v.v…

Các shop kinh doanh mỹ phẩm online hiện nay đa phần là tự phát. Bắt nguồn từ một vài các hot facebook từ vài ngàn đến vài chục ngàn lượt follow, với nước da trắng nõn nà không tì vết như một lời kiểm chứng cho thấy tác dụng không ngờ của sản phẩm. Hàng loạt các chi nhánh lớn nhỏ đổ xô về lấy sỉ và nhân rộng mặt hàng ra khắp toàn quốc, thậm chí là xuất ra cả nước ngoài. Hằng ngày, trên trang cá nhân của các chủ shop cũng như các đại lý đều cập nhật tình hình hàng hóa mới nhập nhiều như thế nào và “bốc hơi” nhanh ra sao, kèm theo hình ảnh về những feedback của khách hàng hiệu quả trước và sau khi sử dụng. Ngoài những lời khẳng định nguồn gốc xuất sứ từ Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Úc,… các kiểu, nhiều chủ shop có khi còn mở xưởng sản xuất kem ngay tại nhà, hình kem trộn đặc quện trong những chiếc thau nhựa cũng được trưng lên như để cho thấy công sức miệt mài làm kem của các “khổ chủ” có tâm. Một dịch vụ khác cũng thường được các shop online rao kèm với các mặt hàng làm trắng, đó chính là “thay da sinh học”. Những đoạn videoclip với “dịch vụ làm tại nhà” cho thấy hình ảnh các khách hàng được lột da thành từng mảng to mà các chủ shop gọi là “lột đi lớp da chết đã bị sừng hóa qua bao tháng ngày, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian làm trắng, giúp cho làn da mau thấm kem và trắng dần lên chỉ sau vài ngày thoa kem dưỡng”.


SỰ THẬT KHIẾP SỢ VỀ NHỮNG HOẠT CHẤT TRẮNG DA THẦN KÌ

Thứ nhất, bạn phải biết nguyên nhân chính khiến cho da đen sạm chính là melanin – một loại sắc tố da có màu nâu đen. melanin bảo vệ da trước tác động gây hại các tia tử ngoại (tia UV) có trong ánh nắng, nên khi tiếp xúc với tia UV cường độ cao, da sản xuất nhiều melanin hơn để bảo vệ và kết quả là da bạn bị bắt nắng, sạm màu đi. Muốn trắng da, ngoài sử dụng kem dưỡng da chứa những thành phần ức chế sự tổng hợp melanin, bạn cần phải làm sạch da bằng cách tẩy tế bào chết định kì, bảo vệ da bằng cách che chắn kỹ lưỡng, thoa kem chống nắng hàng ngày, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào da. Quá trình khiến làn da trắng sáng hơn đòi hỏi mất rất nhiều thời gian ( khoảng từ 1-2 tháng) chứ không phải là chuyện một sớm một chiều. Đây là lý do mà những hãng mỹ phẩm nổi tiếng hàng chục năm trên toàn thế giới, với một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, đội ngũ các chuyên gia làm đẹp uy tín, các nhà nghiên cứu khoa học trình độ cao,… đều chưa bao giờ dám tung ra loại sản phẩm nào có công dụng làm trắng da với thời gian cấp tốc chỉ sau vài giờ, thậm chí là… vài phút đồng hồ như vậy.

Thứ hai, các sản phẩm làm trắng ( đặc biệt là tắm trắng) đều có lưu ý ban đầu là sẽ bị châm chích, ngứa nhẹ khi sử dụng. Nguyên nhân của sự kích ứng da này đó là do trong sản phẩm làm trắng cấp tốc đều có chứa hai thành phần chính: Oxy già và Amoni Hydroxit. Bản thân Oxy già ở nồng độ 3% có tác dụng cầm máu và diệt vi khuẩn, đó là lý do vì sao nó vẫn thường được dùng để sát trùng vết thương. Khi thoa oxy già lên da và để một lúc, bạn sẽ thấy vùng da đó chuyển sang sắc trắng bệch “ không còn một giọt máu” là vì thế. Tuy nhiên, nếu dùng Oxy già ở nồng độ cao và thường xuyên, sẽ gây nên tình trạng giết chết các tế bào khỏe mạnh, gây nên cơ chế gây tắc mao mạch tạm thời, khiến cho máu không được đưa về các mô dưới da. Do da không được cung cấp máu thường xuyên nên nhìn sẽ thấy trắng hơn nhiều so với làn da nguyên thủy, nhiều bạn gái thấy điều này thì lấy làm thích thú mà không biết rằng làn da của mình đang bị hủy hoại trầm trọng. Đó là chưa kể đến tác dụng bào mòn kinh hoàng của Amoni Hydroxit, một thành phần được sử dụng thường xuyên trong các ngành công nghiệp tẩy rửa mà nếu quá liều lượng cho phép, nó thậm chí được xem là một hóa chất độc hại. Còn quá trình “thay da sinh học” thực chất là một phương pháp làm bỏng da, với tên khoa học là Chemical Peel. Vì trong thành phần lột thường chứa Phenol – là 1 chất gây lột sâu có tính gây tê nhẹ, tác động đến tim mạch nên đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ da liễu và phải được kiểm soát gắt gao, nếu không có thể dẫn đến tình trạng bị sốc phản vệ và có nguy cơ dẫn đến tử vong.


VẬY CÒN NHỮNG TỜ GIẤY CHỨNG NHẬN THÌ SAO?

Những tờ giấy xét nghiệm có chứng nhận hẳn hoi từ viện kiểm nghiệm Pasteur chắc chắn đã chiếm được lòng tin của phần lớn người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong vai một nữ bán kem mang sản phẩm tới viện Pasteur để kiểm nghiệm, phóng viên 2! đã được hướng dẫn tới quầy kiểm tra hóa chất, mỹ phẩm. Tại đây, một nhân viên tại viện Pasteur đã hỏi chúng tôi xem muốn thực hiện xét nghiệm nào, vì kiểm nghiệm thành phần hóa chất, mỹ phẩm sẽ gồm hai xét nghiệm: Giới hạn Vi Sinh Vật và Giới hạn Kim loại nặng ( bao gồm kiểm tra nồng độ Chì, Thủy Ngân, Asen). Theo như các loại giấy tờ mà nhiều shop mỹ phẩm hiện nay tung lên mạng, các kiểm nghiệm chỉ được thực hiện kiểm tra Giới Hạn Vi Sinh Vật, nghĩa là chỉ kiểm tra xem trong lượng hóa chất đó có bị nhiễm khuẩn không, hoàn toàn không có xét nghiệm Giới hạn kim loại nặng, càng không thể phân tích rõ trong một sản phẩm kiểm tra gồm những thành phần hóa chất nào, chất nào độc hại và chất nào vô hại, liều lượng an toàn ra sao,v.v… Vì vậy, những tờ giấy kiểm nghiệm phản ứng vi sinh hóa từ viện Pasteur hoàn toàn không thể chứng minh loại mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng là an toàn. Hơn nữa, sản phẩm được mang đi kiểm tra chỉ là mẫu thử, bạn có chắc cả một dây chuyền sản xuất sản phẩm đều được sản xuất đúng theo mẫu thử đã được chứng nhận trước đó?

Phong trào “trưng ra giấy kiểm nghiệm từ viện Pasteur” này cũng chỉ mới rộ lên gần đây với các sản phẩm làm đẹp tự phát. Từ trước đến nay, chưa hề có một thương hiệu mỹ phẩm uy tín nào lại đi chứng minh chất lượng sản phẩm của mình bằng loại giấy chứng nhận này cả. Ngoài chất lượng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, một sản phẩm được phép lưu hành đúng pháp luật còn phải đòi hỏi đạt đúng tiêu chuẩn về kích thước nhãn mác, màu sắc, ngôn ngữ, v.v…, và thành phần có trong công thức cũng phải được in ấn theo những nội quy nhất định và được liệt kê rõ ràng, chứ không chỉ đơn giản là bột ngọc trai, tinh chất collagen, vitamin E… đơn thuần như nhiều loại mỹ phẩm hiện nay vẫn đang bày bán.

Kết: nhiều bạn gái thậm chí vẫn còn rất nhỏ tuổi đã và đang tin dùng những sản phẩm làm đẹp mà nguồn gốc thật sự trong từng hũ kem, từng lọ thuốc vẫn còn đang là một dấu chấm hỏi. Đầu tư cho ngoại hình là một việc không xấu, nhưng đầu tư thế nào cho thông minh, hiệu quả, và thực sự an toàn mới là điều mà mọi người nên cân nhắc và đưa ra cho mình những quyết định sáng suốt nhất. Đừng quá dễ dãi và hời hợt khi đồng ý lấy nhan sắc và sức khỏe của bản thân mình ra làm chuột bạch. Hãy là một vị khách hàng khó tính và là một người tiêu dùng thông minh các bạn nhé.


Kết luận: Bài viết nhằm giúp cho người có nhu cầu làm đẹp có thể tránh được những tác hại đáng sợ đang giăng bẫy khắp nơi trên thị trường làm đẹp.